Diễn Đàn Lớp HH09A

Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp HH09A - ĐH GTVT TPHCM Smile

Hãy đăng ký một nick để cùng trao đổi với các thành viên khác nhé ^^!

Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc Google Chorme ...

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Lớp HH09A

Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp HH09A - ĐH GTVT TPHCM Smile

Hãy đăng ký một nick để cùng trao đổi với các thành viên khác nhé ^^!

Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc Google Chorme ...

Diễn Đàn Lớp HH09A

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Lớp HH09A

    Điều động cập cầu ra sao!

    HH09A
    HH09A
    Trùm forum
    Trùm forum


    Giới tính : Nam Số bài gửi : 276
    Birthday : 01/01/1991
    Tham gia : 18/10/2011
    Tuổi : 33
    Đến từ : HH09A

    Điều động cập cầu ra sao! Empty Điều động cập cầu ra sao!

    Bài gửi by HH09A Wed Oct 17, 2012 8:59 am

    Điều động ra-vào cầu là công việc thường xuyên của Thuyền trưởng. Kết quả điều động phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như gió, nước… Vậy nên điều động thế nào cho đạt được ý muốn của mình?

    Muốn điều động tốt ta cần nắm vững tính năng điều động của tàu. Mỗi tàu có tính năng điều động khác nhau. Tính năng điều động của tàu bao gồm quán tính (trớn tàu), tốc độ bẻ lái, đường kính vòng quay trở, thời gian đảo chiều máy, tốc độ điều động trong cảng và xu hướng quay mũi tàu khi tàu chạy tới, lùi.

    Các số liệu trên đều có trong tài liệu của tàu. Theo qui định SOLAS, đặc tính vòng quay trở của tàu (turning circle) và tốc độ điều động trong cảng (harbor speed) phải dán trên buồng lái.

    Các yếu tố liên quan đến khả năng điều động gồm:

    1) Quán tính tàu hay còn gọi là trớn tàu.
    Để điều động, bạn cần khoảng cách từ khi “stop” máy đến khi tàu tàu dừng hẳn là bao xa. Trên biển, bạn có thể tìm kiếm thông số này bằng cách “stop” máy rồi đo thời gian và khoảng cách từ lúc “stop” đến lúc tàu dừng hẳn.
    Khoảng cách trớn càng ngắn càng dễ điều động

    2) Tốc độ bẻ lái
    Là thời gian để bánh lái quay từ vị trí “mid-ship” (vị trí bánh lái nằm giữa) đến vị trí hết lái (hết phải hay hết trái). Gọi là thời gian bẻ lái. Thời gian bẻ lái càng ngắn, càng chủ động điều động hơn

    3) Đường kính vòng quay trở
    Khi tàu đang chạy, ta lấy hết lái một bên (phải hoặc trái), tàu sẽ quay vòng tròn, cho ta vòng vòng quay trở. Đặc tính vòng quay trở cho biết khoảng cách và thời gian từ khi bẻ hết lái đến khi hướng tàu thay đổi được 90 độ, 180 độ là chừng mấy thân tàu… Khoảng cách càng nhỏ, khả năng điều động càng tốt.

    4) Thời gian đảo chiều máy
    Đối với tàu chân vị cố định, tàu chuyển từ chạy “tới” sang chạy “lùi” hay ngược lại đều phải dừng máy (stop). Thời gian cần thiết để tàu dừng máy và đổi chiều quay gọi là thời gian đảo chiều máy. Thời gian cần thiết đảo chiều càng ngắn thì thuận lợi cho điều động hơn.

    5) Chiều quay mũi tàu khi tàu lùi
    Mũi tàu có xu hướng sang phải hay trái khi tàu lùi phụ thuộc vào chiều quay chân vịt là chiều phải hay chiều trái. Chiều quay chân vịt được xác định bằng cách ngắm từ phía sau lái khi tàu chạy tới. Nếu chân vịt của tàu quay theo chiều kim đồng hồ, tức là quay chiều phải. Vậy khi tàu lùi, mũi sẽ quay sang phải. Ngược lại, nếu chân vịt quay chiều trái, khi tàu lùi, mũi tàu sẽ quay sang trái. Tàu 1 chân vịt cố định, phần lớn chân vịt quay chiều phải.

    6) Xu hướng quay của mũi tàu ở trạng thái tàu không hàng, chạy tới
    Do tàu không hàng, chân vịt không chìm sâu dưới nước, sức quạt chân vịt nửa trên và nửa dưới không cân bằng nhau. Do nửa dưới quạt mạnh hơn nửa trên, nên mũi có xu hướng ngả sang trái đối với tàu chân vịt chiều phải (và ngược lại, đối với tàu chân vịt chiều trái). Khi tàu đã bắt đầu chuyển động tới thì mũi ngả sang phải do có dòng nước hút theo tàu.

    7) Tốc độ điều động trong cảng
    Tàu chạy ngoài biển, chạy theo tốc độ biển (sea speed). Và khi chạy trong cảng, tàu phải chạy theo tốc độ cảng (harbor speed). Tốc độ chậm, dễ kiểm soát trớn tàu hơn và đương nhiên sẽ an toàn hơn.

    Người ta đùa rằng ”con tàu là con lừa”. Khi con lừa đứng yên, có “tới” hết máy nó cũng không “cựa” ngay. Khi nó đã có trớn, có “lùi” hết máy nó cũng chẵng chịu dừng ngay. Từ đó bạn mới thấy, muốn điều động tốt, đầu tiên là phải kiểm soát được tốc độ và quán tính tàu.



    Điều động vào cầu (không tàu lai):

    1. Chọn dòng chảy và thời điểm cập cầu
    Không phải lúc nào tàu cũng cập cầu. Người ta phải lựa chọn “giờ tốt” để cập cầu. Đó là lúc thủy triều đứng hay dòng chảy nhẹ. Tàu phải cập ngược nước. Người ta còn quan tâm tới sức gió. Nếu gió thổi quá mạnh (cấp 5 trở lên), sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều động. Nếu có sự hỗ trợ của tàu lai công suất lớn, tàu có thể cập cầu ở điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi lắm khi xét thấy công suất tàu lai đủ bảo đảm cập tàu an toàn, nhưng vẫn chọn cập ngược nước.

    2. Chạy tốc độ cảng và chọn điểm “tốp” máy
    Trước khi tàu đến vị trí điều động một giờ đồng hồ, cần chuyển tốc độ chạy biển (sea speed) sang chế độ điều động trong cảng (harbor speed). Đồng thời phải giảm bớt trớn tàu bằng cách giảm tốc độ từ từ. Bạn phải chọn điểm “tốp” máy và lùi thử máy. Đây là thời điểm để bạn bình tĩnh lựa chọn phương pháp cập cầu, đánh giá dòng chảy, hướng tác động của gió và làm quen môi trường xung quanh. Điểm “tốp” máy cách vị trí điều động xa hay gần phụ thuộc vào đặc tính vòng quay trở của tàu và tốc độ đang sử dụng. Nó là điểm mà sau khi tốp máy, tàu chạy theo quán tính đến vị trí điều động, thì tốc độ tàu còn khoảng 2~3 kts trước khi cập cầu.

    3. Chọn tốc độ điều động
    Tốc độ tàu di chuyển trong vùng điều động vừa đủ để tàu ăn lái, thắng lại sức cản của dòng chảy và gió. Bình thường, nên duy trì chừng 2~3 kts là vừa

    4. Chọn góc cập
    Góc cập phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy, tốc độ gió và hướng gió đối với cầu. Góc cập còn phụ thuộc vào trạng thái cầu bến, khoảng trống cầu người ta giành cho bạn.

    Hãy tiếp cận cầu bạn càng gần càng tốt và điều chỉnh sao cho tàu bạn song song với cầu. Sau đó dùng máy, lái và lợi dụng sức ép của dòng chảy để đưa tàu sát vào cầu.

    5. Sẵn sàng neo
    Để đề phòng bất trắc, nên sẵn sàng 2 neo. Chỉ xông neo bên ngoài sát mặt nước. Neo ngoài, giúp bạn hạn chế trớn tàu và tránh mũi tàu va vào cầu khi máy không nghe lời bạn.

    6. Lùi máy
    Lùi máy để giảm chớn tàu và dừng tàu. Khi dòng nước lùi xuất hiện ngang cabin buồng lái là lúc tàu hết chớn tới. Chân vịt chiều phải, cập cầu mạn trái, lùi hết máy để tạt mũi sang phải, tránh va mũi vào cầu. Máy lùi chỉ có tác dụng khi tốc độ tàu dưới 5 lí/giờ.

    7. Ảnh hưởng của gió mạnh đến điều động
    Khi gió thổi mạnh, rất ảnh hưởng đến kết quả điều động. Có 3 trường hợp đặc trưng về ảnh hưởng của gió tới điều động:

    1) Gió và nước cùng chiều: không ảnh hưởng gì lớn. Máy phải dùng mạnh hơn để thắng sức cản của gió và nước
    2) Ngược nước và gió thổi ngang từ bên ngoài vào cầu: xu hướng tàu có thể va mạnh vào cầu. Nên dùng neo ngoài để giữ mũi tàu và tránh mũi tàu va vào cầu.
    3) Ngược nước và gió thổi ngang từ trong cầu ra: khi đó mũi tàu có xu hướng quay theo chiều gió, làm lái tàu hướng về cầu. Bởi vậy nên cập cầu một góc hơi lớn một chút.

    Điều động là một kĩ năng. Đòi hỏi phải có thực tế và tổng kết, tích lũy. Trước khi bắt đầu điều động, phải cân nhắc đầy đủ tình trạng tàu (đầy hàng, không hàng), dòng chảy (hướng, cường độ), gió (hướng, cường độ) và tính năng điều động cụ thể của tàu.


    Nguồn: bài viết của Capt. Trai

    Nguồn bài viết: [You must be registered and logged in to see this link.]

      Hôm nay: Thu Nov 14, 2024 1:36 pm