Diễn Đàn Lớp HH09A

Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp HH09A - ĐH GTVT TPHCM Smile

Hãy đăng ký một nick để cùng trao đổi với các thành viên khác nhé ^^!

Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc Google Chorme ...

Join the forum, it's quick and easy

Diễn Đàn Lớp HH09A

Chào mừng bạn đến với diễn đàn lớp HH09A - ĐH GTVT TPHCM Smile

Hãy đăng ký một nick để cùng trao đổi với các thành viên khác nhé ^^!

Diễn đàn hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc Google Chorme ...

Diễn Đàn Lớp HH09A

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn Đàn Lớp HH09A

    Giao nhận hàng rời bằng cách nào!

    HH09A
    HH09A
    Trùm forum
    Trùm forum


    Giới tính : Nam Số bài gửi : 276
    Birthday : 01/01/1991
    Tham gia : 18/10/2011
    Tuổi : 33
    Đến từ : HH09A

    Giao nhận hàng rời bằng cách nào! Empty Giao nhận hàng rời bằng cách nào!

    Bài gửi by HH09A Tue Oct 16, 2012 11:11 pm

    Đối với hàng bao, người ta giao nhận hàng bằng cách đếm số lượng bao. Đối với hàng kiện, người ta giao và nhận hàng bằng cách đếm số kiện. Vậy đối với hàng rời, người ta phải giao và nhận hàng bằng cách nào?

    Người ta giao hàng bằng mớn nước của tàu. Cách giao hàng bằng mớn nước của tàu, gọi là giám định mớn nước.

    Nguyên tắc giám định mớn nước là nguyên tắc “cân trừ bì”.

    Người ta “cân” tàu ở trạng thái không hàng, sau đó lại “cân” tàu ở trạng thái có hàng. Hiệu số hai lần “cân” tức là trọng lượng hàng có trên tàu.

    Bạn tưởng tượng con tàu nổi trên mặt nước giống như một chiếc đĩa đựng đồ vật đặt trên một chiếc cân lò xo. Trị số chỉ báo số cân không vạch trên đồng hồ mà vạch ở vỏ tàu.

    Khi tàu không có hàng, độ chìm mớn nước của tàu “không hàng” sẽ biểu thị trọng lượng tàu khi không hàng. Đó là trọng lượng vỏ tàu, nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn và vật tư thiết yếu trên tàu.

    Khi tàu có hàng, độ chìm mớn nước tương ứng sẽ biểu thị trọng lượng của tàu khi có hàng. Đó trọng lượng hàng hóa, trọng lượng vỏ tàu, nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn và vật tư thiết yếu trên tàu.

    Như vậy, lượng thay đổi chiều chìm mớn nước của tàu trong 2 lần đọc mớn nước sẽ biểu thị “độ lớn” trọng lượng hàng đã xếp dỡ .

    Thật không ngoa khi nói rằng: trọng lượng hàng vừa xếp dỡ trên tàu là 4m, 5m, hay 6m…

    Và giả sử lượng hàng làm mớn nước trung bình của tàu thay đổi 1cm chiều chìm là 20 tấn(TPC), thì số hàng có thể tính tương đối là:

    1) nếu chiều chìm của tàu thay đổi 4m
    400 cm x 20 tấn/cm = 8000 tấn

    2) nếu chiều chìm của tàu thay đổi 5m
    500 cm x 20 tấn/cm = 10.000 tấn

    3) nếu chiều chìm của tàu thay đổi 6m
    600 cm x 20 tấn/cm = 12.000 tấn

    Song hàng hóa là tiền bạc, không thể tính “tương đối” được mà phải tính chính xác. Sai số của các cân dùng trên thị trường không được quá 5 phần nghìn. Giám định mớn nước cũng vậy, sai số không được quá 5 phần nghìn.

    Để bảo đảm độ chính xác khi giám định, người ta phải nâng cao độ chính xác khi đọc mớn nước; hiệu chỉnh sai số số đọc mớn nước do vị trí đánh dấu mớn nước trên vỏ tàu không nằm đúng sống mũi, tâm gót lái và giữa chiều dài của tàu; hiệu chỉnh sai số mớn nước giữa để loại trừ sai số do hiện tượng cong, võng vỏ tàu gây nên; hiệu chỉnh sai số lượng giản nước do mớn nước mũi lái không bằng nhau; hiệu chỉnh sai số lượng giản nước do tỷ trọng thực tế khi giám định không trùng với tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn.


    Nguồn: Bài viết của Capt. Trai

    Nguồn bài viết: [You must be registered and logged in to see this link.]

      Hôm nay: Fri Nov 15, 2024 5:57 am