Nguồn: Capt.Trai
Khi giám định mớn nước, ta phải quan tâm đến các sai số sau:
1) Sai số số đọc mớn nước do vị trí đánh dấu
2) Sai số số đọc mớn nước do cong võng
3) Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước(1)
4) Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước(2)
5) Sai số lượng giản nước do khác với tỷ trọng tiêu chuẩn
1. Sai số số đọc mớn nước do vị trí đánh dấu
Khi xây dựng các thông số tính nổi của tàu trong bảng thuỷ tĩnh(hydrostatic tables), người ta qui ước vạch mớn nước Mũi(F) –Lái(A) của tàu phải được đánh trên hai đường vuông góc với chiều dài chuyên chở (Lpp) và ở giữa chiều dài tàu đối với mớn nước Giữa(Mid)
Trên thực tế, để dễ quan sát vạch mớn nước của tàu, người ta thường đánh dấu mớn nước vào chỗ nào bằng phẳng trên thân tàu. Do đó, khi có hiệu số mớn nước, gia trị mớn nước thực tế sẽ khác với mớn nước qui ước.
dF = [ L1 x T/Lpp]
dA = [ L3 x T/Lpp]
dMid = [ L2 x T/Lpp]
dF; dA; dMid là lượng cần hiệu chỉnh
L1, L2, L3 là khoảng cách giữa đường đánh dấu mớn nước qui ước và thực tế
T là hiệu số mớn nước; T = A-F; A và F là mớn nước đọc thực tế
1. Sai số số đọc mớn nước do sự cong võng của vỏ tàu
Khi tính lượng giản nước của tàu, người ta qui ước vỏ tàu không cong-võng. Trên thực tế, vỏ tàu thường bị cong võng do hàng hóa và nhiên liệu, nước ngọt trên tàu. Do có sự cong võng, số đọc mớn nước thực tế sẽ khác với số đọc mớn nước qui ước. Để có được mớn nước chính xác khi tra bảng các thông số tính nổi của tàu(Hydrostatic table), người ta phải dùng phương pháp tìm mớn nước trung bình của trung bình(mean of mean) hay:
M = [ F A 6Mid]/8
M là mớn nước trung bình (dùng để tra bảng thủy tĩnh)
F và A là mớn nước mũi-lái đã hiệu chỉnh
Mid là mớn nước giữa đã hiệu chỉnh
1. Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước(1)
Khi tàu có hiệu số mớn nước, đường nước mới không quay quanh mặt phẳng giữa tàu như đã qui ước mà quay quanh tâm diện tích mặt ngấn nước(tâm F). Bởi thế, mớn nước đọc thực tế ở giữa tàu sẽ khác với mớn nước qui ước trong bảng thuỷ tĩnh, gây nên sai số.
∆D(trim1) = [©F x T/Lpp] x 100 TPC
∆D là lượng càn hiệu chỉnh(tấn)
©F là khoảng cách từ tâm F đến mặt phẳng giữa tàu(m)
T là hiệu số mớn nước
Lpp là chiều dài chuyên chở
TPC là số tấn làm thay đổi 1cm mớn nước ở mớn nước trung bình đang giám định
1. Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn(2)
Do hình dạng vỏ tàu ở phần Mũi và Lái tàu luôn lớn dần từ ki lên boong chính, nên khi tàu có hiệu số mớn nước(chúi mũi hoặc chíu lái), thì tổng diện tích ngâm nước của vỏ tàu sẽ lớn hơn tổng diện tích ngâm nước của tàu ở trạng thái bằng mũi lái. Do diện tích ngâm nước lớn hơn nên tàu sẽ nổi cao hơn, khiến mớn nước đọc thực tế bị nhỏ đi. Vì thế gây nên sai số
∆D(trim2) = [50/Lpp]x T x T x [MTC(M 0.1) – MTC(M-0.1)]
∆D là sai số lượng giản nước do Trim2
Lpp là chiều dài chuyên chở của tàu
T là hiệu số mớn nước
MTC là lượng mô-men làm chúi 1cm
(M 0.1) là mớn nước trung bình cộng 0.1m
(M-0.1) là mớn nước trung bình trừ 0.1m
1. Sai số lượng giản nước do tỷ trọng
Tỷ trọng qui ước trong bảng thuỷ tĩnh là tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn (1.025). Khi tỷ trọng thực tế xung quanh tàu khác với tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn thì sẽ có sai số khi tính toán.
Gọi lượng giản nước của tàu ở tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn(1.025) là D.
Gọi lượng giản nước của tàu ở tỷ trọng nước biển thực tế(d) là D’.
Lượng giản nước đã hiệu chỉnh sẽ là :
D’ = D x d/1.025
Signature Capt.Trai
Được sửa bởi vuthanhtrung_dragon ngày Sun Oct 03, 2010 8:01 pm; sửa lần 1.
Nguồn bài viết: [You must be registered and logged in to see this link.]
Khi giám định mớn nước, ta phải quan tâm đến các sai số sau:
1) Sai số số đọc mớn nước do vị trí đánh dấu
2) Sai số số đọc mớn nước do cong võng
3) Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước(1)
4) Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước(2)
5) Sai số lượng giản nước do khác với tỷ trọng tiêu chuẩn
1. Sai số số đọc mớn nước do vị trí đánh dấu
Khi xây dựng các thông số tính nổi của tàu trong bảng thuỷ tĩnh(hydrostatic tables), người ta qui ước vạch mớn nước Mũi(F) –Lái(A) của tàu phải được đánh trên hai đường vuông góc với chiều dài chuyên chở (Lpp) và ở giữa chiều dài tàu đối với mớn nước Giữa(Mid)
Trên thực tế, để dễ quan sát vạch mớn nước của tàu, người ta thường đánh dấu mớn nước vào chỗ nào bằng phẳng trên thân tàu. Do đó, khi có hiệu số mớn nước, gia trị mớn nước thực tế sẽ khác với mớn nước qui ước.
dF = [ L1 x T/Lpp]
dA = [ L3 x T/Lpp]
dMid = [ L2 x T/Lpp]
dF; dA; dMid là lượng cần hiệu chỉnh
L1, L2, L3 là khoảng cách giữa đường đánh dấu mớn nước qui ước và thực tế
T là hiệu số mớn nước; T = A-F; A và F là mớn nước đọc thực tế
1. Sai số số đọc mớn nước do sự cong võng của vỏ tàu
Khi tính lượng giản nước của tàu, người ta qui ước vỏ tàu không cong-võng. Trên thực tế, vỏ tàu thường bị cong võng do hàng hóa và nhiên liệu, nước ngọt trên tàu. Do có sự cong võng, số đọc mớn nước thực tế sẽ khác với số đọc mớn nước qui ước. Để có được mớn nước chính xác khi tra bảng các thông số tính nổi của tàu(Hydrostatic table), người ta phải dùng phương pháp tìm mớn nước trung bình của trung bình(mean of mean) hay:
M = [ F A 6Mid]/8
M là mớn nước trung bình (dùng để tra bảng thủy tĩnh)
F và A là mớn nước mũi-lái đã hiệu chỉnh
Mid là mớn nước giữa đã hiệu chỉnh
1. Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn nước(1)
Khi tàu có hiệu số mớn nước, đường nước mới không quay quanh mặt phẳng giữa tàu như đã qui ước mà quay quanh tâm diện tích mặt ngấn nước(tâm F). Bởi thế, mớn nước đọc thực tế ở giữa tàu sẽ khác với mớn nước qui ước trong bảng thuỷ tĩnh, gây nên sai số.
∆D(trim1) = [©F x T/Lpp] x 100 TPC
∆D là lượng càn hiệu chỉnh(tấn)
©F là khoảng cách từ tâm F đến mặt phẳng giữa tàu(m)
T là hiệu số mớn nước
Lpp là chiều dài chuyên chở
TPC là số tấn làm thay đổi 1cm mớn nước ở mớn nước trung bình đang giám định
1. Sai số lượng giản nước do hiệu số mớn(2)
Do hình dạng vỏ tàu ở phần Mũi và Lái tàu luôn lớn dần từ ki lên boong chính, nên khi tàu có hiệu số mớn nước(chúi mũi hoặc chíu lái), thì tổng diện tích ngâm nước của vỏ tàu sẽ lớn hơn tổng diện tích ngâm nước của tàu ở trạng thái bằng mũi lái. Do diện tích ngâm nước lớn hơn nên tàu sẽ nổi cao hơn, khiến mớn nước đọc thực tế bị nhỏ đi. Vì thế gây nên sai số
∆D(trim2) = [50/Lpp]x T x T x [MTC(M 0.1) – MTC(M-0.1)]
∆D là sai số lượng giản nước do Trim2
Lpp là chiều dài chuyên chở của tàu
T là hiệu số mớn nước
MTC là lượng mô-men làm chúi 1cm
(M 0.1) là mớn nước trung bình cộng 0.1m
(M-0.1) là mớn nước trung bình trừ 0.1m
1. Sai số lượng giản nước do tỷ trọng
Tỷ trọng qui ước trong bảng thuỷ tĩnh là tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn (1.025). Khi tỷ trọng thực tế xung quanh tàu khác với tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn thì sẽ có sai số khi tính toán.
Gọi lượng giản nước của tàu ở tỷ trọng nước biển tiêu chuẩn(1.025) là D.
Gọi lượng giản nước của tàu ở tỷ trọng nước biển thực tế(d) là D’.
Lượng giản nước đã hiệu chỉnh sẽ là :
D’ = D x d/1.025
Signature Capt.Trai
Được sửa bởi vuthanhtrung_dragon ngày Sun Oct 03, 2010 8:01 pm; sửa lần 1.
Nguồn bài viết: [You must be registered and logged in to see this link.]