Dưới đây là những điều cần biết:
1. Mang theo những gì để đi thực tập?
Ngoài tư trang cá nhân cho phù hợp với thời tiết và mùa, vùng tàu hoạt động, bạn cần phải có:
- Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo, giày bảo hộ, mũ bảo hộ)
- Giấy chứng nhận an toàn cơ bản (basic safety training certificate)
- Giấy khám sức khỏe (medical fitness certificate)
- Một sổ ghi chép công việc hàng ngày trên tàu
Nếu bạn thực tập trên tàu chạy tuyến quốc tế, bạn cần thêm:
- Hộ chiếu thuyền viên (crew passport)
- Sổ tiêm chủng (vaccination certificate)
- Sổ thuyền viên (seaman book) - nếu có
Nơi tiếp nhận thực tập sẽ cho bạn những thông tin cụ thể hơn.
2. Khi lên tàu, sẽ gặp ai?
Bạn hãy chào “hello” với bất kì thủy thủ nào bạn găp đầu tiên.
Bạn đề nghị gặp thủy thủ trực ca và ngỏ ý muốn gặp thuyền trưởng.
Thuyền trưởng sẽ đợi bạn trên phòng đến để tiếp nhận giấy tờ.
Nếu là sinh viên Boong, thuyền trưởng sẽ nhắc bạn gặp đại phó.
Nếu là sinh viên Máy, thuyền trưởng sẽ lưu ý bạn gặp Máy trưởng.
Đaị phó hay Máy trưởng sẽ giúp bạn làm quen tàu, chỉ nơi ăn, nghỉ và giao công việc cụ thể cho bạn.
Như vậy, bạn đã hoàn tất thủ tục nhập tàu
3. Tôi sẽ làm gì tiếp theo?
Làm quen tàu là công việc đầu tiên bạn cần làm. Theo qui trình, đại phó hay máy trưởng sẽ tổ chức làm quen cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự làm quen theo nội dung sau:
1) Tìm hiểu nội qui của tàu
Nội qui bao gồm: ăn ở, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi và khách khứa,
Ăn phải đúng giờ, ngồi đúng nơi qui định,
Phòng ở phải gọn gàng, an toàn, giữ gìn vệ sinh chung,
Đi khỏi tàu phải xin phép người quản lí trực tiếp,
Làm việc phải đúng giờ, giải lao phải được phép,
Nghỉ ngơi tại tàu, mọi sinh hoạt cá nhân không quá 12 giờ đêm.
Nghỉ trên bờ phải xin phép thuyền trưởng,
Khách cá nhân lên tàu phải báo cáo trực ca. Khách ngủ trên tàu phải được thuyền trưởng đồng ý.
2) Tìm hiểu tổ chức trên tàu:
Thuyền trưởng là người cao nhất trên tàu, quản lí 2 bộ phận chính : boong và máy
Đại phó là người phụ trách bộ phận Boong và Phục vụ
Máy trưởng phụ trách bộ phận Máy
Các sĩ quan Boong bao gồm: Đại phó, Phó 2, Phó 3
Các sĩ quan Máy bao gồm Máy trưởng, Máy Hai, Máy Ba, Máy Tư.
Thủy thủ trên tàu bao gồm: Thủy thủ trưởng, Thủy thủ lái, Thủy thủ bảo quản
Thợ máy trên tàu bao gồm Thợ cả, Thợ máy đi ca, Thợ máy bảo quản.
Phục vụ trên tàu bao gồm: Bếp trưởng và Phục vụ viên
Công việc chính của bộ phận Boong là lái tàu và làm hàng. Công việc chính của bộ phận máy là duy trì hoạt động máy
Công việc chính của bộ phận phục vụ là phục vụ ăn uống và dọn dẹp vệ sinh công cộng.
3) Tìm hiểu nhiệm vụ của mình khi tình huống khẩn cấp xảy ra:
Bạn hãy đọc bảng phân công cấp cứu (Muster List). Bảng phân công cấp cứu thường được treo trên buồng lái, buồng máy, hành lang và nơi sinh hoạt công cộng của thuyền viên. Khi đọc bảng phân công cấp cứu, bạn cần nhớ:
- Các âm, tín hiệu báo động khi có tinh huống khẩn cấp
- Nhiệm vụ của bạn khi có tình huống khẩn cấp xảy ra
- Bạn sẽ xuống xuồng cứu sinh nào khi có tình huống bỏ tàu
4) Làm quen các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa:
Trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa được ghi rõ trong “sơ đồ bố trí cứu sinh, cứu hỏa" (Lifesaving & fire fighting control plan) treo trên tường. Khi xem sơ đồ, bạn cần nắm rõ:
- Vị trí các núm báo động khi có cháy
- Vị trí các van đóng dầu, gió, điện khẩn cấp
- Nơi lắp đặt các thiết bị phát hiện cháy, báo cháy
- Các dụng cụ chữa cháy, trang bị chữa cháy
- Các thiết bị cứu sinh
- Cách sử dụng các trang thiết bị trên
4. Công việc của thuyền viên trên tàu là gì?
Trong cảng, tàu làm hàng. Công việc của thuyền viên Boong là đóng mở hầm hàng, nâng hạ cần cẩu, theo dõi xếp-dỡ hàng, giám sát an toàn, an ninh. Công việc của thuyền viên Máy là duy trì hoạt động máy, điện phục vụ làm hàng.
Trước khi tàu rời cảng, thuyền viên Boong chằng buộc trang thiết bị trên boong, chuẩn bị máy móc buồng lái. Thuyền viên Máy chuẩn bị máy chính sẵn sàng rời cầu.
Khi làm dây rời cầu, hoa tiêu lên tàu. Thuyền trưởng, phó 3 và một thủy thủ lái trên buồng lái. Máy trưởng, sĩ quan máy và các chấm dầu dưới buồng máy. Đại phó, thủy thủ trưởng và thủy thủ làm dây ở boong mũi. Phó 2 và thủy thủ làm dây ở boong lái tàu.
Trên biển, tàu duy trì các trực ca hành hải và bảo quản tàu.
5. Đâu là công việc của tôi- sinh viên thực tập?
Mục đích thực tập của bạn là làm quen công việc trên tàu. Muốn trở thành sĩ quan tốt, trước tiên bạn phải là một thủy thủ hay chấm dầu thành thạo công việc. Công việc của bạn là:
1) Hòa nhập vào hoạt động chung của tàu, không nề hà công việc lớn bé. Càng làm nhiều càng tốt.
2) Ghi chép đầy đủ và chi tiết toàn bộ công việc xảy ra hàng ngày.
3) Là sinh viên boong, bạn phải học công việc thủy thủ: gõ rỉ, sơn tàu, bơm mỡ, bảo dưỡng dây cáp, chầu đấu dây, sử dụng cần cẩu, đóng mở hầm hàng, làm dây ra-vào cầu, đo nước các két, lái tàu, cảnh giới trên biển, trực ca tàu neo, trực ca trong cảng, trực ca làm hàng… Bạn phải học công việc của sĩ quan gồm: sử dụng máy móc buồng lái, tránh va, thông tin liên lạc, nhận dạng mục tiêu, xác định vị trí tàu, ghi chép nhật kí boong…
4) Là sinh viên máy, bạn phải học công việc chấm dầu gồm: lau máy, sơn buồng máy, thu dọn dầu rác bẩn, giúp vệ sinh các phin lọc, giúp tháo lắp thiết bị, nhận biết các thiết bị trong buồng máy và công dụng của chúng, các công việc chấm dầu thường làm,… Bạn phải học công việc của sĩ quan máy gồm: chuẩn bị máy móc trước khi tàu rời cảng, khởi động-duy trì-ngừng hoạt động máy đèn, khởi động-duy trì-ngừng hoạt động máy chính, đốt-duy trì-tắt nồi hơi, hoạt động máy nén gió, hoạt động bơm, hoạt động máy lọc dầu, hoạt động máy phân li dầu-nước, hoạt động lò đốt rác, ý nghĩa các tín hiệu báo động dưới buồng máy,cách ghi chép nhật kí máy…
1. Mang theo những gì để đi thực tập?
Ngoài tư trang cá nhân cho phù hợp với thời tiết và mùa, vùng tàu hoạt động, bạn cần phải có:
- Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo, giày bảo hộ, mũ bảo hộ)
- Giấy chứng nhận an toàn cơ bản (basic safety training certificate)
- Giấy khám sức khỏe (medical fitness certificate)
- Một sổ ghi chép công việc hàng ngày trên tàu
Nếu bạn thực tập trên tàu chạy tuyến quốc tế, bạn cần thêm:
- Hộ chiếu thuyền viên (crew passport)
- Sổ tiêm chủng (vaccination certificate)
- Sổ thuyền viên (seaman book) - nếu có
Nơi tiếp nhận thực tập sẽ cho bạn những thông tin cụ thể hơn.
2. Khi lên tàu, sẽ gặp ai?
Bạn hãy chào “hello” với bất kì thủy thủ nào bạn găp đầu tiên.
Bạn đề nghị gặp thủy thủ trực ca và ngỏ ý muốn gặp thuyền trưởng.
Thuyền trưởng sẽ đợi bạn trên phòng đến để tiếp nhận giấy tờ.
Nếu là sinh viên Boong, thuyền trưởng sẽ nhắc bạn gặp đại phó.
Nếu là sinh viên Máy, thuyền trưởng sẽ lưu ý bạn gặp Máy trưởng.
Đaị phó hay Máy trưởng sẽ giúp bạn làm quen tàu, chỉ nơi ăn, nghỉ và giao công việc cụ thể cho bạn.
Như vậy, bạn đã hoàn tất thủ tục nhập tàu
3. Tôi sẽ làm gì tiếp theo?
Làm quen tàu là công việc đầu tiên bạn cần làm. Theo qui trình, đại phó hay máy trưởng sẽ tổ chức làm quen cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự làm quen theo nội dung sau:
1) Tìm hiểu nội qui của tàu
Nội qui bao gồm: ăn ở, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi và khách khứa,
Ăn phải đúng giờ, ngồi đúng nơi qui định,
Phòng ở phải gọn gàng, an toàn, giữ gìn vệ sinh chung,
Đi khỏi tàu phải xin phép người quản lí trực tiếp,
Làm việc phải đúng giờ, giải lao phải được phép,
Nghỉ ngơi tại tàu, mọi sinh hoạt cá nhân không quá 12 giờ đêm.
Nghỉ trên bờ phải xin phép thuyền trưởng,
Khách cá nhân lên tàu phải báo cáo trực ca. Khách ngủ trên tàu phải được thuyền trưởng đồng ý.
2) Tìm hiểu tổ chức trên tàu:
Thuyền trưởng là người cao nhất trên tàu, quản lí 2 bộ phận chính : boong và máy
Đại phó là người phụ trách bộ phận Boong và Phục vụ
Máy trưởng phụ trách bộ phận Máy
Các sĩ quan Boong bao gồm: Đại phó, Phó 2, Phó 3
Các sĩ quan Máy bao gồm Máy trưởng, Máy Hai, Máy Ba, Máy Tư.
Thủy thủ trên tàu bao gồm: Thủy thủ trưởng, Thủy thủ lái, Thủy thủ bảo quản
Thợ máy trên tàu bao gồm Thợ cả, Thợ máy đi ca, Thợ máy bảo quản.
Phục vụ trên tàu bao gồm: Bếp trưởng và Phục vụ viên
Công việc chính của bộ phận Boong là lái tàu và làm hàng. Công việc chính của bộ phận máy là duy trì hoạt động máy
Công việc chính của bộ phận phục vụ là phục vụ ăn uống và dọn dẹp vệ sinh công cộng.
3) Tìm hiểu nhiệm vụ của mình khi tình huống khẩn cấp xảy ra:
Bạn hãy đọc bảng phân công cấp cứu (Muster List). Bảng phân công cấp cứu thường được treo trên buồng lái, buồng máy, hành lang và nơi sinh hoạt công cộng của thuyền viên. Khi đọc bảng phân công cấp cứu, bạn cần nhớ:
- Các âm, tín hiệu báo động khi có tinh huống khẩn cấp
- Nhiệm vụ của bạn khi có tình huống khẩn cấp xảy ra
- Bạn sẽ xuống xuồng cứu sinh nào khi có tình huống bỏ tàu
4) Làm quen các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa:
Trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa được ghi rõ trong “sơ đồ bố trí cứu sinh, cứu hỏa" (Lifesaving & fire fighting control plan) treo trên tường. Khi xem sơ đồ, bạn cần nắm rõ:
- Vị trí các núm báo động khi có cháy
- Vị trí các van đóng dầu, gió, điện khẩn cấp
- Nơi lắp đặt các thiết bị phát hiện cháy, báo cháy
- Các dụng cụ chữa cháy, trang bị chữa cháy
- Các thiết bị cứu sinh
- Cách sử dụng các trang thiết bị trên
4. Công việc của thuyền viên trên tàu là gì?
Trong cảng, tàu làm hàng. Công việc của thuyền viên Boong là đóng mở hầm hàng, nâng hạ cần cẩu, theo dõi xếp-dỡ hàng, giám sát an toàn, an ninh. Công việc của thuyền viên Máy là duy trì hoạt động máy, điện phục vụ làm hàng.
Trước khi tàu rời cảng, thuyền viên Boong chằng buộc trang thiết bị trên boong, chuẩn bị máy móc buồng lái. Thuyền viên Máy chuẩn bị máy chính sẵn sàng rời cầu.
Khi làm dây rời cầu, hoa tiêu lên tàu. Thuyền trưởng, phó 3 và một thủy thủ lái trên buồng lái. Máy trưởng, sĩ quan máy và các chấm dầu dưới buồng máy. Đại phó, thủy thủ trưởng và thủy thủ làm dây ở boong mũi. Phó 2 và thủy thủ làm dây ở boong lái tàu.
Trên biển, tàu duy trì các trực ca hành hải và bảo quản tàu.
5. Đâu là công việc của tôi- sinh viên thực tập?
Mục đích thực tập của bạn là làm quen công việc trên tàu. Muốn trở thành sĩ quan tốt, trước tiên bạn phải là một thủy thủ hay chấm dầu thành thạo công việc. Công việc của bạn là:
1) Hòa nhập vào hoạt động chung của tàu, không nề hà công việc lớn bé. Càng làm nhiều càng tốt.
2) Ghi chép đầy đủ và chi tiết toàn bộ công việc xảy ra hàng ngày.
3) Là sinh viên boong, bạn phải học công việc thủy thủ: gõ rỉ, sơn tàu, bơm mỡ, bảo dưỡng dây cáp, chầu đấu dây, sử dụng cần cẩu, đóng mở hầm hàng, làm dây ra-vào cầu, đo nước các két, lái tàu, cảnh giới trên biển, trực ca tàu neo, trực ca trong cảng, trực ca làm hàng… Bạn phải học công việc của sĩ quan gồm: sử dụng máy móc buồng lái, tránh va, thông tin liên lạc, nhận dạng mục tiêu, xác định vị trí tàu, ghi chép nhật kí boong…
4) Là sinh viên máy, bạn phải học công việc chấm dầu gồm: lau máy, sơn buồng máy, thu dọn dầu rác bẩn, giúp vệ sinh các phin lọc, giúp tháo lắp thiết bị, nhận biết các thiết bị trong buồng máy và công dụng của chúng, các công việc chấm dầu thường làm,… Bạn phải học công việc của sĩ quan máy gồm: chuẩn bị máy móc trước khi tàu rời cảng, khởi động-duy trì-ngừng hoạt động máy đèn, khởi động-duy trì-ngừng hoạt động máy chính, đốt-duy trì-tắt nồi hơi, hoạt động máy nén gió, hoạt động bơm, hoạt động máy lọc dầu, hoạt động máy phân li dầu-nước, hoạt động lò đốt rác, ý nghĩa các tín hiệu báo động dưới buồng máy,cách ghi chép nhật kí máy…